Người bị tiểu đường nên nhớ "3 bớt, 2 nữa" nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ

    Người bị tiểu đường nên nhớ "3 bớt, 2 nữa" nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ

    Người bị tiểu đường nên nhớ "3 bớt, 2 nữa" nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ

    x

    đăng ký tư vấn

    Xin vui lòng để lại địa chỉ email, chúng tôi sẽ cập nhật những tin tức quang trọng của Lio Fitness & Yoga tới quý khách

    họ và tên
    Điện thoại
    Email
    nội dung
    Người bị tiểu đường nên nhớ "3 bớt, 2 nữa" nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ

    Người bị tiểu đường nên nhớ "3 bớt, 2 nữa" nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ

    Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát có liên quan đến thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Do đó, bạn cần sửa ngay để cải thiện tình trạng đường huyết trong cơ thể.

     

    Trong cuộc sống hàng ngày, nếu bạn duy trì được thói quen ăn uống hợp lý, điều độ thì chẳng lo lượng đường trong máu thay đổi bất thường. Điều này cũng phần nào giúp giảm nguy cơ gây ra các biến chứng như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não...

     

    Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh tiểu đường thường chưa có ý thức cao trong việc phòng chống bệnh. Ngoài ra, có một số người còn không biết rõ mình đang có những tín hiệu mắc bệnh tiểu đường nên vẫn vô tư ăn uống thoải mái.

     

    Để cải thiện tình trạng bệnh, người bị tiểu đường nên thuộc nằm lòng quy tắc "3 bớt, 2 nữa" sau đây nhé!

    *3 bớt:

    1. Bớt ăn thức ăn có nhiều đường

    Nhiều người biết rõ mình mắc bệnh tiểu đường nhưng lại không thể kiểm soát mồm miệng được. Do đó, họ thường nạp vào cơ thể lượng đường cao và khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ hơn.

    Trong trường hợp muốn ăn đồ ngọt, bạn nên hạn chế tiêu thụ lượng thực phẩm chủ yếu trong ngày để đạt được hiệu quả cân bằng và đồng thời sẽ ngăn chặn được sự gia tăng đường huyết trong cơ thể.

     

    2. Bớt ăn đồ cay

    Đối với hầu hết những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao thì họ lại thích ăn cay hơn. Nhưng suy nghĩ ăn đồ cay sẽ không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu là hoàn toàn sai lầm. Bởi thức ăn cay dễ gây kích thích thần kinh não và làm máu lưu thông nhanh hơn, từ đó có thể làm tăng nguy cơ tai biến và gây ức chế quá trình bài tiết insulin. Điều này cũng dễ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

     

    3. Bớt thức khuya

    Một trong những điều tối kỵ đối với người bệnh tiểu đường là thức khuya, thức khuya không chỉ làm tăng gánh nặng cho các chức năng của cơ thể mà còn phá hủy cơ chế điều hòa nội tiết, từ đó làm xuất hiện thêm các triệu chứng bất lợi và làm bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.

     

    *2 nữa:

    1. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa

    Bệnh nhân tiểu đường có thể ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng bằng cách kiểm soát chế độ ăn uống và uống thuốc đúng giờ. Ngoài ra, họ cũng có thể bổ sung một số chất dinh dưỡng để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

    2. Tập thể dục nhiều thêm nữa

    Bệnh nhân có lượng đường trong máu cao có thể thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu để cải thiện tình trạng bệnh. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng, những bệnh nhân tập thể dục thường xuyên dễ kiểm soát lượng đường trong máu hơn những người ít tập thể dục. Thay vì dùng điện thoại, bạn hãy dành thời gian đứng lên vận động nhiều hơn để giúp giảm bớt nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể.

     

    Chia sẻ:
    giờ mở cửa

    Giờ hoạt động:
         - 5h30 - 21h30 (Thứ 2 - Chủ nhật )
     

    Fanpage facebook
    • Đang online: 18
    • Truy cập ngày: 403
    • Tổng truy cập: 656188
    Facebook chat